Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại hoạt động thế nào ? Và sử dụng bếp hồng ngoại có bền và tiết kiệm điện năng không ? Đều à những câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ phía khách hàng đã và đang có nhu cầu muốn mua và sử dụng dòng sản phẩm này. Bếp là sản phẩm có bước phát triển dần theo thời gian từ những chiếc bếp củi đơn gian đến bếp than tổ ong, bếp ga và đến ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển thì dòng bếp từ và bếp hồng ngoại ra đời để giúp cho công việ nấu nướng trở nên dễ dàng và bảo vệ tuyệt đối gia đình bạn.


Cấu tạo bếp hồng ngoại

Dù bạn là người am hiểu hay tay mơ thì cũng nên tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại trước khi sử dụng để có thể dễ dàng thao tác hay thực hiện một số sửa chữa và khắc phục các lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng, đây cũng là bí quyết giúp bạn sử dụng bếp hồng ngoại hiệu quả và hạn chế hỏng hóc ở mức tối đa.

1. Sơ đồ mạch bếp hồng ngoại


scandinavian-kitchen-white-cabinet-doors | Hall of Homes


Trước khi đi vào phần cấu tạo chi tiết bếp hồng ngoại, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn sơ đồ mạch điện bếp hồng ngoại đơn giản của bếp hồng ngoại đơn như hình sau:

Theo đó thì mạch bếp hồng ngoại chính bao gồm 5 bộ phận chính lần lượt là mâm nhiệt, quạt tản nhiệt, mạch công suất, cảm biến nhiệt và mạch điều khiển, trong đó:

Mạch điều khiển: là bộ phận quan trọng nhất tiếp nhận mọi lệnh điều khiển và thiết lập của người dùng để thực hiện đúng theo thiết lập mà họ yêu cầu. Thông thường, mạch điều khiển sẽ được đặt bên cạnh hoặc dưới mặt kính bếp hồng ngoại tùy loại.

Mạch công suất: Mạch công suất hay còn gọi là mạch nguồn là bộ phận chính cung cấp nguồn điện cho mạch điều khiển đồng thời thực hiện thiết lập mà mạch điều khiển chỉ huy theo thao tác của người sử dụng. bên cạnh đó, mạch điều khiển cũng đảm nhận các công việc so sánh tín hiệu và điều chỉnh công suất cho phù hợp.

Quạt tản nhiệt: là linh kiện không thể thiếu trong các loại bếp hồng ngoại cũng như bếp điện từ, quạt tản nhiệt đóng vai trò làm mát các linh kiện cấu thành bếp hồng ngoại trong quá trình hoạt động, giúp bếp vận hành ổn định hơn, tránh các sự cố do thiết bị quá nóng gây ra.

Mâm nhiệt: Mâm nhiệt bếp hồng ngoại có 2 loại, một là mâm nhiệt sử dụng dây mayso, hai là loại sử dụng bóng đèn halogen, các linh kiện này được sắp xếp dưới mặt kính bếp với vai trò sinh nhiệt để làm nóng khu vực mặt kính dưới đáy nồi đun nóng thức ăn.

Cảm biến nhiệt: Cảm biến nhiệt có hình dáng giống một sợ dây, có tác dụng nhận diện tín hiệu nhiệt độ và so sánh nhiệt của bếp, thông báo về mạch điều khiển của bếp. Việc cảm biến nhiệt bị lỗi có thể gây lên lỗi trên toàn bộ hệ thống mạch điều khiển.

2. Mặt kính bếp hồng ngoại

Mặt kính bếp hồng ngoại có cấu tạo khá đơn giản với 100% được làm từ các vật liệu kính chuyên dụng. Có 4 loại kính được sử dụng làm mặt bếp hồng ngoại là mặt kính Schott Cera, mặt kính Eurokera, mặt kính Ceramic và mặt kính chịu nhiệt trong số đó Schott Ceran và Eurokera là 2 loại mặt kính cao cấp hơn, thường được sử dụng ở các hãng bếp từ nhập khẩu nổi tiếng.


>>> Xem thêm: Bếp từ có tiết kiệm điện hơn bếp hồng ngoại không


Bright And White Swedish Kitchen By Mood House For The Home Power ...


Mặt kính có tác dụng bảo vệ các bộ phận, linh kiện trong sơ đồ mạch bếp hồng ngoại cũng như đem đến sự tinh tế cho thiết kế bếp. Ngoài ra, việc sử dụng mặt kính cũng giúp quá trình vệ sinh nhanh chóng, dễ dàng hơn.

3. Phần thân và đáy bếp

Phần thân và đáy bếp hồng ngoại thường được làm bằng kim loại được phủ lên trên một lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ cũng như rò rỉ điện, cũng ngăn các tác động của môi trường bên ngoài tới các linh kiện bên trong bếp, giúp kéo dài tuổi thọ của bếp khi sử dụng

Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại

Với cấu tạo như trên, ta có thể phần nào hình dung được về nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại cũng như sự khác nhau giữa cách hoạt động của bếp hồng ngoại với nhiều dòng bếp điện khác.

Bếp hồng ngoại hoạt động theo nguyên lý sử dụng xạ nhiệt của tia hồng ngoại để tạo thành nhiệt độ. Cụ thể, khi dòng diện đi qua bộ phận dây mayso hoặc bóng halogen trong mâm nhiệt sẽ thắp sáng chúng và các sợi dây hay bóng halogen sẽ tỏa nhiệt. Phần mặt kính được sản xuất giống như một thấu kính hội tụ thu hút các bức xạ nhiệt này lại và tập trung chúng làm nóng mặt kính dưới đáy nồi để đun nấu thức ăn.

Thông thường, nhiệt độ tỏa ra trên vùng nấu của bếp hồng ngoại khá cao từ 250 đến 600 độ C, nó có thể làm nóng bất cứ vật gì trên bề mặt vùng nấu vì thế có thể sử dụng cho mọi loại nồi, khác với bếp từ chỉ nhận nồi có đáy kim loại nhiễm từ.

Liên hệ ngay tới showroom Bếp Phương Đông - Hotline: 0975.742.889 - để được tư vấn tận tình và có nhiều cơ hội nhận các phần quà hấp dẫn khác.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vài nét về thương hiệu bếp từ Eurosun

Cách chọn bếp từ tốt nhất

Về xuất xứ của bếp từ Giovani