Sai lầm cần tránh khi sử dụng bếp từ Nhật Bản
Chúng ta hẳn là có thói quen nghe đến hàng Nhật thì hẳn là đã tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của họ. Bếp từ cũng không phải ngoại lệ..
Tuy vậy, bếp từ cũng là sản phẩm có nhiều đặc điểm riêng. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ thì hoàn toàn có thể mua về mà không ưng ý hoặc thậm chí không dùng được. Nguyên nhân là do đặc điểm về thiết kế, điều kiện sử dụng có sự khác biệt, nhất là với bếp từ nội địa Nhật. Xem thử những Sai lầm cần tránh khi sử dụng bếp từ Nhật Bản qua bài viết bên dưới để sử dụng chúng hiệu quả, an toàn và bền lâu nhé!
1. Không lưu ý đến điện áp sử dụng của bếp
Bếp từ Nhật hàng nội địa thường sử dụng điện áp 100 - 200 V khi dùng tại Việt Nam cần dùng biến hạ áp mới sử dụng được. Trừ một số dòng bếp từ dành cho xuất khẩu điện áp 220 V như bếp từ Panasonic dùng ở Việt Nam bình thường.
Vì vậy, nếu người dùng không chú ý tới đặc điểm này, tùy ý sử dụng bếp từ Nhật khi mua về mà không kiểm tra cụ thể điện áp sử dụng sẽ khiến bếp hư hỏng nhanh chóng, thậm chí bị chập cháy bếp và đôi khi còn khiến gặp sự cố nguy hiểm về điện khi sử dụng.
2. Đặt bếp nơi ẩm ướt hay quá nóng
Đặt bếp từ Nhật nơi ẩm ướt sẽ khiến các linh kiện của bếp dễ hư hại do hơi nước, ẩm mốc hoặc gặp nguy hiểm do chập điện hay rò rỉ nguồn điện.
Đặt nơi quá nóng hay gần các thiết bị phát nhiệt cao sẽ làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp từ Nhật, khiến bếp hoạt động ì ạch và cũng nhanh chóng bị hỏng.
Nên chọn nơi thoáng mát và khô ráo, sạch sẽ để sử dụng các loại bếp từ và bếp từ Nhật.
>>> Xem thêm: Bếp điện từ Teka dùng có tốt không?
3. Không sử dụng bếp từ Nhật thường xuyên
Nhiều gia đình sử dụng cùng lúc bếp từ Nhật với các loại bếp nấu khác như bếp gas và hạn chế sử dụng bếp từ Nhật vì cho rằng như thế sẽ giúp bếp lâu hư hỏng hay xuống cấp hơn.
Tuy nhiên, với môi trường độ ẩm cao như khí hậu Việt Nam, nếu bếp để quá lâu không sử dụng sẽ làm cho linh kiện bên trong bị hơi ẩm, có thể ảnh hưởng đến các mạch điện bên trong và gây sự cố hỏng hóc không mong muốn.
Vì vậy nếu không muốn sử dụng hoàn toàn khi nấu nướng thì thi thoảng cũng nên dùng bếp để nấu nước hay hâm nóng đồ ăn...
4. Sử dụng công suất cao nhất, đun nấu liên tục trong thời gian dài
Bếp từ Nhật có công suất khá cao, việc dùng mức công suất cao nhất có thể gây ra lượng nhiệt dư thừa, không chỉ hao tốn điện năng mà còn dễ khiến thức ăn hay nồi chảo bị cháy khét.
Thêm nữa, khi đun nấu với bếp từ liên tục ở công suất cao trong thời gian dài (khoảng trên 3 tiếng) sẽ khiến bếp bị quá tải và giảm tuổi thọ của bếp.
Nên chọn mức nhiệt vừa phải và để bếp có thời gian nghỉ khi đun nấu tới ngưỡng thời gian khuyến cáo, trong thời gian chờ có thể chuẩn bị nguyên liệu để tiếp tục đun nấu.
5. Che kín luồng khí lưu thông khi bếp từ đang hoạt động
Những hành động như kê giấy, bìa cứng hay vải dưới bếp từ để hạn chế bám bẩn bàn bếp, tận dụng không gian trống trên mặt bếp để kê đặt các vật dụng, đồ ăn khác... sẽ vô tình che khuất quạt tản nhiệt của bếp khiến bếp bị quá nhiệt giảm hiệu suất nấu và nhanh giảm tuổi thọ.
Hãy lưu ý để đảm bảo quạt tản nhiệt luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất, cho bếp từ hoạt động hiệu quả và bền lâu hơn.
6. Sử dụng nồi chảo, dụng cụ nấu không tương thích và không đúng cách
Bếp từ Nhật cũng như các bếp từ khác chỉ nhận các nồi chảo có khả năng nhiễm từ như chất liệu inox 430, nồi chảo có đáy nhiễm từ... Vì thế nếu nồi nấu nhà bạn không thuộc dạng này sẽ không được làm nóng và nấu chín thực phẩm khi đặt trên bếp từ Nhật.
Cũng với đặc điểm đó, các dụng cụ nấu như đũa, muỗng nếu bằng kim loại nhiễm từ và không có cách nhiệt sẽ khiến bạn dễ bị bỏng khi sử dụng với bếp từ hay bếp từ Nhật. Tốt nhất nên chọn các dụng cụ bằng gỗ hay có cán cách nhiệt.
Một lưu ý khác với nồi chảo là nên chọn kích thước phù hợp với từng vùng nấu trên bếp từ. Nếu kích thước nồi nấu quá lớn (trên 28 cm) sẽ giảm hiệu quả truyền nhiệt, nồi quá nhỏ (dưới 8 cm) bếp từ sẽ báo lỗi và không hoạt động.
Và nên đặt nồi ngay giữa vùng nấu để chúng được làm nóng nhanh nhất, đều nhất, gia tăng hiệu suất đun nấu.
Nhận xét
Đăng nhận xét